Da Vinci Tarot – Sự Thông Thái Từ Leonardo Da Vinci
Da Vinci Tarot – Sự Thông Thái Từ Leonardo Da Vinci
- Tác giả: Iassen Ghiuselev , A. Atanassov
- Phát hành: Lo Scarabeo
- Reviewer: Bonnie Cehovet
- Dịch: An Nhiên
Thật thú vị khi cuộc sống thật đa dạng từ nghệ thuật tranh ảnh, sách vở, phim ảnh cho đến Tarot. Đó là điều đã diễn ra trong cuộc đời của danh họa Leonardo Da Vinci. Tôi rất phấn khích khi được sử dụng bộ Tarot này bởi vì tôi rất thích họa sĩ này cũng như tôi nhận thấy rằng những điều được viết trong sách hướng dẫn rất thực, rất cụ thể và đầy tính nhân văn.
Sách đính kèm khá thú vị và nhỏ nhắn bao gồm 63 trang, rất dễ hiểu, được in theo chuẩn thường thấy như các bộ Tarot khác. Trong sách có đính kèm thông tin về họa sĩ Leonardo Da Vinci cũng như một số thông tin khác về Tarot.
Da Vinci được biết đến như một họa sĩ lừng danh nhưng ít ai biết rằng ông còn là một kỹ sư, nhà phát minh và một nhà toán học. Ông sinh ra với rất nhiều tài năng, từ kiến thức, cho đến khả năng cảm nhận nét đẹp, khả năng giao tiếp qua nhiều cách thức khác nhau từ tranh ảnh cho đến nghệ thuật khác. Khởi điểm ban đầu rất khiêm tốn, ông học nghề ở tuổi 15 từ một danh họa Andrea del Verrocchio. Sau đó Da Vinci đã bộc lộ khả năng hội họa thiên phú từ việc vẽ cho đến điêu khắc….
Một ghi chú rất thú vị trong sách là Da Vinci nhiều lần không được nhận các khoản tiền thưởng vì đã không hoàn thành công việc của mình. Một ghi chú khác cũng nói rằng ông là một kỹ sư kiêm kiến trúc sư cho Ludovico Sforza tại Milan (Ý). Những bức phác họa của ông đầy trong sổ ghi chép, một số bức trông rất đáng sợ. Ngoài ra, cũng có khả năng Da Vinci đã tiếp cận với Tarot suốt 18 năm qua thông qua các cuộc hẹn riêng.
Mục đích chính của họa sĩ sáng tác nên bộ Tarot này là chọn lựa những bức tuyệt phẩm của Da Vinci, gắn liền với ý nghĩa, bối cảnh cũng như phù hợp với chuẩn Tarot. Đây là một cách làm hết sức đặc biệt nhưng vẫn mang đậm chất Da Vinci.
Sách đính kèm không có hình scan của các lá bài. Mỗi lá bài được phân chia thành 5 phần: Encourages: ý nghĩa cơ bản của các lá bài, Cautions: ý nghĩa ngược cũng như phần ẩn ý của các lá bài, Illustration: ghi chú về hình ảnh cũng như bối cảnh sử dụng, Commentary: thảo luận ngắn về các lá bài và Exploration Questions: những câu hỏi liên quan đến nội dụng, năng lượng, cách hiểu các lá bài trong thực tiễn.
Ngoài ra còn có một phần nhỏ miêu tả về hai trải bài đặc biệt dành cho bộ bài này: Trải bài Pentacle với 5 lá bài lấy cảm hứng từ bức họa Vitruvian Man và trải bài Insight and Inspirational, 5 lá tập trung vào vấn đề cụ thể cũng như cách giải quyết.
Các lá bài có kích cỡ 6 x 12 cm, chất lượng tốt, nhưng cần phải xáo bài cẩn thận. Phần mặt sau được thiết kế với hình ảnh của lá Queen of Wands thiết kế 2 chiều. Do đó ta khó mà phân biệt được lá bài nào ngược hay không. Tên các lá bài được viết thành nhiều thứ tiếng đặt ở 4 cạnh: Anh, Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Đức và Hà Lan. Khi nhìn kĩ các lá Ẩn Chính bạn sẽ thấy phần nền có in tên lá bài viết theo kiểu in nghiêng. Các số thứ tự được đánh trong bộ Ẩn Chính và Ẩn Phụ nằm ở chính giữa phía trên mỗi lá bài.
Màu sắc sử dụng khá trầm, với tone màu của trái olive, nâu, xanh xám. Phong cách vẽ rất tương đồng với cách vẽ của Da Vinci, tương tự như bức tranh Mona Lisa: nếu chú ý vào chi tiết bạn sẽ thấy được các nét vẽ rất chuẩn, cũng như nhấn nhá đậm nhạt. Da Vinci Tarot rất đặc trưng bởi vì có sự phân chia trong việc vẽ bộ Ẩn Chính và Ẩn Phụ. Theo đó Lassen Ghiueslev hoàn thành bộ Ẩn Chính năm 1992 trong khi Atanas Atanassov hoàn thành bộ còn lại năm 2002. Mặc dù có sự khác biệt nhất định giữa hai bộ, tuy nhiên, chất lượng hình ảnh cũng như sự kết nối khá tốt, các lá bài hòa hợp với nhau.
Tôi không nắm rõ lắm cách đánh giá về nghệ thuật nhưng tôi phải nói rằng các bức tranh khá sinh động mặc dù biểu cảm của các nhân vật trông rất lạnh. Trang phục được thiết kế đúng thời kì, các đường nét rõ ràng và tinh tế. Bộ Ẩn chính được lấy cảm hứng từ những bức tranh nổi tiếng của ông, trong khi bộ Ẩn Phụ thể hiện hình ảnh về cuộc sống của thời kì này với các biểu tượng nhóm nằm ở góc trên bên phải.
The Fool thể hiện bức tranh cỗ máy bay với phần cánh máy bay được thiết kế theo hình cánh dơi bay ngang một tòa thành. Phần diễn giải ghi rằng đây là cỗ máy do ông sáng tạo ra, mặc dù biết nguy hiểm nhưng ông vẫn làm, tuy nhiên trên thực tế Da Vinci vẫn chưa hoàn thành công trình này. High Priestess lấy nguyên hình ảnh nàng Mona Lisa tuy nhiên có thêm phần vương miện đội trên đầu. Hierophant thể hiện hình ảnh Đức Giáo Hoàng ngồi cạnh cửa sổ, dựa trên bức ảnh về của Raphael mô tả về Julius II. Trên cửa sổ ta có thể nhìn thấy các vòng tròn hào quang, các bức tranh về các hình học được phối đa dạng kích cỡ màu sắc khác nhau.
The Hermit cho ta một cảm giác về một con người rất ma mị, có lẽ như một người tù chiến tranh dựa trên bức họa St. Jerome, một người đã chọn đi vào sa mạc để có thể chuyển tải kinh thánh cho mọi người. Một phần thú vị khác mà tôi muốn nói với các bạn là lá Hanged Man với hình ảnh một người đàn ông bị treo từ phần cổ với đôi tay cột chặt sau lưng và đôi chân buông thẳng các ngón chân chạm đất. Hình ảnh được lấy từ bức họa Bernardo di Bandino Baroncelli.
Tôi cực kì thích hình ảnh chết chóc trong lá Death của bộ bài này. Theo sách ghi thì lấy cảm hứng sáng tác từ bức tranh phác thảo về Envy, cô gái giơ cánh tay để đóng cửa thiên đàng. Tôi thấy rất thú vị bởi vì cô gái này quỳ gối trên một chiếc máy, phát minh của Da Vinci. Tay phải cô gái cầm rất nhiều hộp sọ. Temperance lấy nguyên mẫu từ bức họa Annuciation. Với hình ảnh được đảo ngược so với bản gốc.
Các lá Ace trong bộ bài này diễn tả một nỗi buồn sâu thẳm. Ace of Wands, hình ảnh một đứa trẻ chưa sinh ra lấy từ bản phác thảo của ông khi ông ngồi vẽ cạnh triền đồi trên thị trấn. Ace of Chalices hình ảnh một người mẹ và một đứa trẻ, lấy cảm hứng từ Litta Madona. Ace of Swords dựa trên huyền thoại về St. George, một kị sĩ với chiếc áo choàng bay trong gió, ngồi trên yên ngựa và tay cầm giáo đâm xuyên một con rồng. Ace of Pentacles sẽ rất quen thuộc với mọi người dựa trên bức tranh Vitruvian Man.
5 of Chalices dựa trên hình ảnh người đàn ông cởi trần ngồi học, khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh The Thinker. Tôi thấy đây là một lá bài rất ấn tượng. 4 of Swords lấy hình ảnh gốc từ St. John The Baptist. Tay phải ông chỉ lên trời hướng về 4 thanh kiếm. 7 of Swords một lá bài khác tuyệt đẹp với hình ảnh một con ngựa, một kị sĩ được vẽ như hình ảnh của lá Chariot. Phần nền ta có thể thấy một kị sĩ khác đang nằm trên nền đất, bất động. Tay phải của 7 of Swords giơ cao.
Trong khi tìm kiếm một bộ Tarot mang đậm chất nghệ thuật thì tôi tình cờ lạc lối và bị thu hút bởi Da Vinci Tarot. Đối với những ai hứng thú với thời kì Phục Hưng, hoặc dân sưu tầm thì đây là một bộ bài Tarot phải có trong tay. Đây là một bộ Tarot cơ bản, dễ đọc dễ hiểu đối với một reader có kinh nghiệm. Hình ảnh có một chút yếu tố nude nhưng vẫn đảm bảo tương đối dễ chịu. Da Vinci Tarot mang đến món quà về sự thông thái cũng như một cơ hội trải nghiệm về một thời kỳ vàng son đã qua.
Tham khảo thêm về bộ bài: https://mystictarot.vn/bai-da-vinci-tarot/